SÁCH THEO CHUYÊN ĐỀ
GTS: Lễ hội Việt Nam
Số lần xem: 1151            Ngày đăng: 1/8/2019 7:50:39 PM

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc riêng.

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc riêng.

Các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc được kết tinh trong các hoạt động lễ hội cổ truyền như một lớp trầm tích và là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh tổng thể của lịch sử văn hóa dân tộc. Trong lễ hội, những nét đẹp cổ truyền được làm sống lại cái đẹp xưa, phát triển cái đẹp ngày nay và mai sau.

Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Trong lễ hội truyền thống thường diễn ra các trò chơi dân gian, cả truyền thống và hiện đại; Không chỉ mang ý nghĩa giáo dục tinh thần nhớ về tổ tiên cội nguồn mà lễ hội còn thắt chặt tình đoàn kết hướng về quê hương, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ.

Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, lễ hội là vùng văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân và số ít vào mùa thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền Tổ quốc, đó là Tết Nguyên đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ Hội Đền Hùng (Phú Thọ), Lễ hội đền An Dương Vương (Bắc Ninh), Lễ hội Nghinh Ông (Phan Thiết), Lễ hội cầu mùa của dân tộc Tà Ôi (tỉnh Thừa Thiên Huế). Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: Hội Gióng; Lễ hội Chùa Bái Đính (Ninh Bình); Lễ hội Đền Trần, Lễ hội Phủ Dày (Nam Định), Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang), Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng)...

Với mong muốn giúp bạn đọc tìm hiểu về các giá trị văn hóa cổ truyền cũng như những nét đẹp tiêu biểu trong lễ hội truyền thống của dân tộc ta, cuốn sách “Lễ hội Việt Nam” sẽ là một nguồn tư liệu quý để các bạn tìm đọc và nghiên cứu. Các bạn có thể tra tìm tại các phòng đọc và phòng mượn của Thư viện tỉnh Bắc Giang.

Phạm Hải Huyền

 

Làm thẻ trực tuyến 7 Tra cứu tài liệu in ấn Danh ba dien tu Danh ba dien tu
THỐNG KÊ
826107
  • Tài liệu số: 2365
  • Tổng lượt truy cập: 826107
  • Hôm nay: 22
  • Hôm qua: 210
  • Tuần này: 867
  • Tuần trước: 1261
  • Tháng này: 3564
  • Tháng trước: 3042