SÁCH THEO CHUYÊN ĐỀ
Giới thiệu sách: Tự học- Một nhu cầu thời đại
Số lần xem: 1068            Ngày đăng: 1/8/2019 7:50:39 PM

Học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, dù bạn có thông minh tới đâu nhưng nếu không học, không trau dồi kiến thức liên tục thì thông minh cũng chỉ giống như vật trang trí mà thôi.

Học sinh mới ở trường ra, một là tưởng cái gì cũng biết, rồi vênh vênh tự đắc không chịu học thêm, hai là muốn tự học thêm mà không biết học cách nào, phải dò dẫm lấy, vừa tốn tiền, tốn sức, vừa ít kết quả rồi sinh ra chán nản. Trong cuốn "Un homme fini" tác giả là Giovanni Papini đã tả một cách sâu sắc và hóm hỉnh một anh chàng hàng hải tự học mà không được người hướng dẫn, phải thí nghiệm hết cách này đến cách khác, thử môn này môn nọ, rốt cuộc chẳng có kết quả gì cả…

Học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, dù bạn có thông minh tới đâu nhưng nếu không học, không trau dồi kiến thức liên tục thì thông minh cũng chỉ giống như vật trang trí mà thôi. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng không phải mỗi ngày cắp sách tới trường, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, hay cứ ra đời rồi mình sẽ tự có kiến thức. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Để có được kiến thức bạn cần phải có kỹ năng học và tự học, những kỹ năng đó sẽ không ai dạy bạn mà chính bản thân bạn phải ý thức được sự quan trọng của kiến thức mà rèn luyện cho bản thân. Vậy những kỹ năng đó là gì, bạn có thể rèn luyện cho mình những kỹ năng đó hay không?

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Với việc học cũng vậy, bạn phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu.

Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, mục tiêu sẽ là động lực học tập của bạn. Bởi bạn biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục vụ vào công việc gì. Khi đó bạn sẽ chủ động học và tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

Bạn không thể cứ ngồi vào bàn ghi ghi, chép chép, hay cầm quyển sách lên đọc, lên mạng tìm kiếm tài liệu nghĩa là bạn sẽ có được lượng kiến thức như mình mong muốn. Việc học không đơn giản như vậy, để có được những kiến thức hay, bổ ích bạn phải có phương pháp học khoa học, tuy nhiên phương pháp học của mỗi người mỗi khác, đừng cố áp dụng phương pháp của người khác vào mình rồi ép bản thân phải làm được như vậy. Hãy tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân để việc học không gây khó khăn và chán nản cho bạn.

 

Để làm được như vậy bạn cần phải kiên trì, nhẫn nại. Đừng vội chán nản, lo lắng khi đã bỏ ra quá nhiều thời gian nhưng kết quả thu lại không được bao nhiêu. Hãy thay đổi phương pháp học nếu phương pháp bạn đang áp dụng không mang lại hiệu quả, bởi học không phải là ngày một ngày hai mà là “Học, học nữa, học mãi”.

Hãy luyện cho mình tính kỷ luật khi học trên lớp cũng như lúc tự học. Bạn không thể vừa học, vừa nói chuyện, vừa học vừa chơi game hay làm một việc khác. Khi học bạn hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không xao nhãng. Đừng tập cho mình những thói quen xấu khi học, nếu không những thói quen này sẽ theo bạn ở bất kỳ hoàn cảnh nào trong đời sống cũng như công việc. Hãy kỷ luật khi học, đó cũng là cách tốt nhất để bạn rèn luyện tính kỹ luật cho bản thân mình sau này.

Bạn không chỉ nên tiếp thu kiến thức từ một nguồn như giáo viên cung cấp, sách vở, xã hội… mà cần tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà bạn quan tâm thì hãy tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác, vì thế bạn cũng cần rèn luyện cho mình kỹ năng này nhé. Việc này chỉ khó khi bạn mới bắt đầu, khi đã quen bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình.

Không phải kiến thức của bạn lúc nào cũng được người khác kiểm tra, vì vậy để việc học đạt hiệu quả cao bạn phải biết cách tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách như: Tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung chính, vẽ biểu đồ, bản đồ tư duy… Việc kiểm tra lại kiến thức cũng là cách bạn một lần nữa cũng cố lại những gì đã học được, những gì còn mơ hồ cần phải học thêm.

Bạn cần phải biết được thói quen học của mình như thế nào để có cách ghi nhớ hiệu quả nhất. Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ khác nhau, có người sẽ viết lại nhiều lần ra giấy, liệt kê những nội dung chính, có người sẽ đọc thật to, có người chỉ đọc thầm… miễn sao có thể nhớ được kiến thức đó. Hãy thử tất cả những cách trên xem cách nào giúp bạn ghi nhớ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nếu không có cách nào phù hợp bạn hãy tìm cho mình cách ghi nhớ khác nhé.

Mỗi ngày bạn sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin, kiến thức khác nhau từ thầy cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo… Nếu không có kỹ năng chọn lọc thông tin, kiến thức sẽ khiến cho bạn bị nhấn chìm trong một mớ bong bong của quá nhiều kiến thức khác nhau. Hãy biết cách chọn lọc những thông tin, kiến thức quan trọng, cần thiết và ghi nhớ lại chúng. Đừng cố nhớ quá nhiều thứ hỗn độn trong đầu, điều đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy việc học thật sự rất đáng sợ và tồi tệ…

Tại sao phải tự học? Ai tự học được? Những cách tự học hay đọc sách cách nào? Đọc những sách nào để mở mang trí tuệ? Tra cứu, tìm kiếm tài liệu ở đâu?

Hãy đọc cuốn “Tự học-Một nhu cầu của thời đại” của Nguyễn Hiến Lê - sẽ là câu trả lời cho bạn. Mời các bạn hày tìm đọc cuốn sách này tại Thư viện tỉnh Bắc Giang.

 

Phạm Hải Huyền

Làm thẻ trực tuyến 7 Tra cứu tài liệu in ấn Danh ba dien tu Danh ba dien tu
THỐNG KÊ
825851
  • Tài liệu số: 2365
  • Tổng lượt truy cập: 825851
  • Hôm nay: 175
  • Hôm qua: 131
  • Tuần này: 611
  • Tuần trước: 1261
  • Tháng này: 3308
  • Tháng trước: 3042